NHÂN QUẢ

NHÂN  QUẢ

A. Đại Cương
I.          Định Nghĩa
II. Ý Nghĩa
III, Cơ Hội Trong Đời.
B. Phân Loại Karma
I. Các Loại Karma
II. Liên Hệ giữa Những Karma
III. Karma Tư Tưởng
C. Cơ Chế
D. Cách Quân Bình
Ứng Dụng

 

Nhân Quả hay Karma là một trong các luật chính của vũ trụ, nó đi kèm với luật tái sinh chặt chẽ tới mức việc tìm hiểu một luật sẽ không toàn vẹn nếu không cùng lúc nói đến luật kia. Từ trước tới nay sự trình bầy về karma thường dựa trên quan điểm của hình thể, cái tôi, mà hầu như bỏ qua phần tinh thần và con người thật tiến hóa bên trong, do đó không thấy được ý  nghĩa thật của luật, và có khi lại bàn những khía cạnh phụ thuộc thay vì nét chính. Vì vậy ta sẽ cố gắng sửa chữa quan điểm trên bắng cách nghiên cứu luật theo cái nhìn của linh hồn bất diệt.

A. Đại Cương
I.            Định Nghĩa
Trước hết karma là luật của hình thể, quản trị hình thể. Khi linh hồn biểu lộ qua hình thể thì chịu sự chi phối của karma.
Karma có nghĩa ‘hành’, vậy karma của ta là hành động do chính ta phát khởi. Ta đã tự tạo con người mình cũng như hoàn cảnh sống và karma chỉ không những hành động biểu lộ mà luôn cả ý nghĩ tâm tư, tức nghiệp cả thân - khẩu - ý. Tới một lúc nào đó và bằng cách này hay cách khác, điều gì con người đã làm sẽ phản hồi trên chính người đó, không một hành động nào biến mất vào hư vô mà cuối cùng đơm hoa kết trái, quay về chính tác giả không hề sai chạy.
Hiểu như vậy thì chuyện gì xẩy ra trong đời không phải là sự trừng phạt, trách mắng về mặt luân lý, mà chỉ là kết quả đương nhiên của một nguyên nhân đã sinh ra trước đó, chẳng khác nào thẩy viên đá lên không thì một lúc sau viên đá sẽ rơi xuống, không chỗ này thì chỗ khác. Nên ta cũng có thể nói karma khôngphải là một ‘luật’ để tuân theo  hay né tránh, và nó cũng không là quy tắc để xét xử người làm lỗi; nó chỉ là nguyên lý nói rằng kết quả tất nhiên sẽ đền sau nguyên nhân, và điều ấy không sao tránh được.
Luật đã bị giải thích sai vì con người coi luật như chung cuộc, nhìn nó theo quan điểm nhỏ bé của mình:
– Ý niệm trừng phạt là do con người đi tìm lời giải thích hợp tai về chuyện xẩy ra, và với ý trừng phạt đã nằm sẵn trong tâm mình. Dầu vậy karma không phải chỉ toàn việc xấu.
– Lý do thứ hai là thế giới con người có nhiều ảo ảnh và mê lầm, nên người trung bình chưa hiểu biết không nhìn đúng thực cuộc đời. Ngay cả người hiểu biết cũng chỉ đôi khi thấy thoáng qua nét rực rỡ huy hoàng của cuộc sống.
– Lại thêm cái trí chưa được kiểm soát, các tế bào não chưa tỉnh thức, phát triển và hoạt động đúng mức, làm con người không nhìn nhận rõ ràng. Sự kiện bộ máy nhận thức chưa toàn hảo ít khi được nhìn ra, và cần được nhấn mạnh. Dân tộc tính, bản chất riêng của từng sắc dân cùng sự ưa thích riêng cũng là yếu tố làm ta không nhìn ra vấn đề.

II. Ý Nghĩa
Lúc ban đầu cho con người còn thơ dại, karma mang tính cách nhóm. Con người khi ấy là một thành phần của nhóm ít suy nghĩ. Dần dần khi tính cách cá nhân tăng lên, tâm tính riêng ngày càng rõ rệt, karma cũng trở nên riêng biệt xác định hơn, con người đạt tới vị thế hoặc gây ra nhân hoặc hóa giải nhiều nhân quả xấu, dầu vậy họ vẫn còn liên can với đời sống nhóm, và mối tương giao với kẻ khác ngày càng rộng mở. Càng lúc càng hiểu biết hơn, con người trở nên có ý thức trongviệc họ nhận và trả quả, vừa của nhóm vừa của cá nhân.
Có karma trừng phạt mà cũng có karma ban thưởng. Đúng là có nhiều karma kinh khiếp gây thống khổ cho con người, do vô mình và kém tiến hóa. Nhưng khi karma tỏ ra ghê gớm, làm như xé lòng như ta chứng kiến (bởi làm người VN trong chiến tranh), nó muốn nói nhân loại đã tiến tới một mức khiến nhân quả được mang lại trên quy mô rộng lớn, mà luôn luôn công bằng. Ta nên lưu ý rằng vô mình dẫn đến vô trách nhiệm, hoàn toàn thiếu suy nghĩ và chỉ có rất ít tư tưởng tội lỗi khi chuyện xẩy ra. Hoàn cảnh có thể não lòng, đau khổ nhưng không dày vò, con người ít có phản ứng trí tuệ với nhân quả và ấy là điều đáng nói, bởi nhân loại ngày nay đã tăng trưởng trí tuệ đáng kể nên karma thật khốc hại thấy qua tình hình thế giới. Nếu biết nhìn thì sự khủng hoàng lan tràn hiện này là dấu hiệu chỉ sự thành đạt và mức phát triển trong con người, và là chuyện đầy hứa hẹn, hy vọng.

III. Cơ Hội Trong Đời.
Phối hợp với luật tái sinh, luật nhân quả cho ra những giai đoạn hệ trọng trong đời người, với kết quả có ảnh hưởng sâu xa. Thông thường, trang trải karma là điều không thể trốn chạy, nhưng nó cũng cho ta cơ hội. Thứ đến không phải con người chỉ thụ động nhận karma trở lại, mà còn có thể chủ động cố tình gây nhân mới, trong trường hợp sau đó là sự tự do lựa chọn và quyết định, do con người trực tiếp làm ra và tới phiên nó cho karma mới sau này. Con người đạt tới mức ấy khi có thể điều khiển hoàn cảnh và tình thế với đầy đủ tri thức, coi chúng không còn là hậu quả mà là khởi đầu cho một chu kỳ mới. Đây là khúc quanh hệ trọng trong đời sống tinh thần, khi họ có thể quyết định một cách sáng suốt, và thẩm định đúng mức hoàn cảnh. Họ biết cân nhắc, đắn đo những bước sẽ cho hiệu quả trong khi thấy mục tiêu của mình rõ ràng.
Tới một kiếp nào đó luật nhân quả mang ý nghĩa sâu sắc trong tâm thức người, nhưng trước khi tới đó, nhiều kiếp chưa nhất định tâm trí trôi qua, con người lưỡng lự giữa quyết định và khoan quyết định, cuối cùng xem ra không làm gì cả; chuyện lý thú là những kiếp này họ sinh hoặc ở tuối Thiên Xứng - Libra, hoặc Thiên Xứng có vị trí quan trọng  trong lá số tử vi người ấy. Có vẻ như đấy là những kiếp uổng phí nhưng dầu vậy nó có giá trị lớn lao. Ở đoạn đời lạ lùng này, con người ít gặp khó khăn, họ nhận karma trở lại thực, nhưng không bị khổ tâm trong việc quyết định, vì sự chọn lựa và mục tiêu của họ được thúc giục bằng cái tôi, do phàm nhân quyết định, tức không có tranh chấp nội tâm giữa Chân nhân và phàm nhân. Kế đó, sau một hay nhiều kiếp cân nhắc, họ cóquyết định và giai đoạn ít hoạt động, lửng lơ chần chờ được chấm dứt, linh hồn bắt đầu có hành động rõ ràng; karma lúc ấy thành tiến trình để nhất tâm theo đuổi.
Trong kiếp ấy và từ phút ấy, con người khởi sự đối phó với karma một cách hiểu biết và cương quyết. Họ nhận ra nó khi karma đến, khi có chuyện đòi hỏi phải thấu đáo và gợi người ta thắc mắc. Họ bắt đầu nhìn lại con người mình, tìm xem bản chất và hành vi mình đã gây ra hay đã ảnhhưởng như thế nào đến việc trong dời, chuyệnVòng Tái SinhVST (trên trang web PST) kiếp Chloris, vào cuối đời cô trong chương Hy Lạp, diễn tả ý đó phần nào. Con người bắt đầu xét kỹ tính khí mình, cuối cùng nhận thức vai trò của nó trong việc sinh ra nhân quả, và do đó khởi sự việc tạo vận mạng cùng tương lai của mình một cách hữu ý, hiểu rõ tầm quan trọng của việc đang làm.
Phản ứng của họ đối với cuộc đời và cảnh ngộ không còn chỉ thuần về tình cảm (why me ?!), mà cố ý hướng dẫn chúng bằng sự quan sát có ý thức, do đó phản ứng có đặc tính  là chuẩn bị cho quả tương lai, cái ý không thấy trong đời người trung bình; kẻ đã hiểu luật sẽ hành xử sao cho phản ứng không là cái nhân, để lại gây quả mai sau làm ngăn trở con người, và quả xưa nay trở lại được trang trải cho xong, cho dứt khoát không còn lý do hay cơ hội dây dưa. Con người đã biết nhìn về tương lai, và do dó biết chuẩn bị như đã nói. Nó mang lại thái độ là mỗi khi khởi phát một hành động, ta không quên đặt câu hỏi là nó sẽ tạo quả gì, và khi ấy cảm biết trọn vẹn những ảnh hưởng có thể xẩy ra do hành độngcủa mình. Nghe có vẻ ấu trĩ, nhưng thực ra ý mang giá trị thâm sâu, bởi người càng biết suy nghĩ càng ảnh hưởnglên nhiều người chung quanh, hành động của ai như thế cho ra kết quả liên quan tới số đông người, nên càng phải thận trọng.
Một vài đề nghị khi đặt câu hỏi phân tích là:
●  Định nghĩa chính xác các ý, động cơ thúc đẩy ta hành động.
● Đo lường bản chất và kết quả, sau đó khi việc xẩy ra trong đời, cân nhắc xem chúng có tốt lành đến mức khiến ta làm theo như đã chọn lựa.
● Tìm hiểu lòng hối tiếc hay mãn nguyện nằm ở đâu, và như vậy đưa tới hiểu biết sáng suốt về chính mình như là tác nhân sử dụng năng lực, hoặc thương yêu hoặc giận dữ, v.v.
● Tìm hiểu xem căn bản của ý là thuộc Chân nhân hay phàm nhân. Điều này thú vị bởi nó hàm chứa vài tư tưởng mà cái nhìn bề mặt, nông cạn không thấy được. Có trường hợp hai người bệnh được chữa theo cùng một phương pháp, một người khỏi còn người kia bệnh nặng thêm rồi qua đời. Xét ra:
–Người khỏi bệnh có phàm nhân mạnh mẽ lấn át Chân nhân, không muốn bị đau đớn lâu nên thắng được ý muốn trả quả của Chân nhân, và do đó khỏi bệnh. Quả như vậy còn một phần chưa trang trải hết.
–Người bị nặng thêm rồi qua đời có phàm nhân phục tùng Chân nhân, tuân theo ý muốn của cái sau nên bệnh phát triển để trả quả trọn vẹn.
Sự việc còn có thể nhìn theo mức độ trưởng thành của linh hồn; linh hồn trẻ thơ đi một cách nhàn tản, phàm nhân không muốn chịu đựng nhọc nhằn, nên số lượng karma quân bình trongmột kiếp chỉ vừa phải; linh hồn già dặn muốn đi mau, trả hết karma cho sớm và nhiều lần hơn người trung bình (chương Ai Cập trong chuyện VTS)
Ta thường dễ quên một ý của karma là cái gì con người đã làm thì con người có thể gỡ. Karma không phải là luật cố định cứng chắc, mà có thể biến cải được theo thái độ và ước vọng của người. Karma trở lại là cho ta cơ hội để cải sửa, cơ hội sinh từ hoạt động quá khứ mà nếu được nhìn nhận đúng cách và giải quyết hợp lý, nó sẽ đặt nền tảng cho hạnh phúc và tiến bộ mai sau; cũng vì thế ta mới nói luật tái sinh còn được gọi là luật cơ hội ở phần trên. Trong hai luật, luật nhân quả quan trọng nhiều lần hơn luật tái sinh, vì nó đòi hỏi hành động về phần con người, và rồi hành động ấy sẽ ấn định điều kiện cho tương lai. Về luật tái sinh người trung bình thường không chi phối được nhiều, còn karma mang lại cho ta những gì cản trở lẫn thuận lợi. Lại nữa, ta vẫn chủ động phần nào khi lựa chọn phản ứng với karma, hoặc phản kháng giận dữ (chương Ba Tư, VTS), hoặc chấp nhận và ráng biến đổi tình hình cho đẹp đẽ hơn (chương Ý và Anh).
Việc kế tiếp là tổng kết những yếu tố chi phối khác nhau trong đời, để hiểu thêm cách luật hoạt động và con đường của ta. Khi làm được vậy, trong lần tái sinh kế ta có thể trở lại với ý thức về động lực và trách nhiệm ngay từ đầu cuộc sống; phần này sẽ được nói thêm trong đoạn quân bằng karma.
Điểm chót là nhiều khi trở ngại gặp trong đời thực ra không do karma, mà do linh hồn cố tình mang lại để huấn luyện, chuẩn bị phàm nhân cho công việc tương lai. Giống như lực sĩ tranh tài Thế Vận Hội, không ai bắt buộc nhưng nếu muốn đoạt huy chương, họ phải rèn luyện chăm chỉ, khổ cực. Chương trình tập gắt gao là do tự họ đặt cho mình, họ hy sinh bao thú vui, cố ý chọn nếp sống kỷ luật và khó nhọc chỉ để tạo khả năng thực hiện việc muốn làm là tạo kỷ lục - hay mục tiêu nhắm tới trong một kiếp sau.

B. Phân Loại Karma
I. Các Loại Karma
Ta có thể phân loại theo đơn vị sinh ra:
Karma cá nhân                 Karma thế giới                                    Karma gia đình           
Karma nhóm                           Karma quốc gia                                   Karma mẫu chủng
Karma chi chủng              Karma loài vật                         Karma thảo mộc

Những loại karma khác biệt này xen lẫn, gắn bó vào nhau theo cách thức vượt ngoài tầm tay con người, và không thể tháo gỡ thành phần riêng biệt độc lập với nhau, nếu xét theo tiêu chuẩn của chúng ta.
Ta hãy thử tìm hiểu vài loại trên.
● Karma gia đình
quan trọng với đặc tính và tính chất di truyền. Khi đã ý thức,linh hồn cố ý chọn một gia đình đặc biệt để tái sinh:
–  Hầu trang trải karma càng mau càng tốt
– Hay vì loại cơ thể mà gia đình ấy cung ứng sẽ thích hợp cho công việc họ muốn làm kiếp này ở cõi trần. Thể xác ấy cung cấp bài học cần thiết, và là thể xác thích hợp nhất cho loại công việc phải làm trong kiếp này.
● Karma quốc gia
là cái nhóm rộng lớn mà ta thuộc về. Nó mạnh đến mức con ngườikhông thể tách rời cho dù họ muốn. Họ chia sẻ một vài đặc tính quốc gia, khuynh hướng, lối suy nghĩ, đặc biệt, tâm tình trọn đời mình.
● Karma nhóm
biểu lộ rõ rệt khi có bệnh dịch, bệnh kinh niên trong vùng. Con người là một phần của nhóm nên chia sẻ karma, nhiều khi karma ấy không liên can đến cá nhân họ. Đó là khía cạnh tổng quát, về khía cạnh chuyên biệt hơn nhóm còn là tổ chức mà con người thuộc về như hội đoàn, tôn giáo, chính trị, xã hội v.v. Như vậy tín đồ một tôn giáo, người một đảng phái cũng chia sẻ cái quả tập thể mà tôn giáo ấy hay đảng phái ấy sẽ nhận trở lại, cho dù không phải cá nhân họ gây ra, hay chịu trách nhiệm về bất cứ mặt gì. Ta có thể thắc mắc là bao nhiêu người Việt ra đi sau 1975 đều có lá số giống nhau chăng ? Không hẳn thế, số mạng cá nhân bị gói trong vận nước, và đây là trường hợp của nhân quả nhóm.
Con người thêm karma của tổ chức mà họ có liên hệ vào phần nhân quả của riêng của mình, do đồng mục tiêu tinh thần. Điều này cắt nghĩa sự xuống uy tín của giáo sĩ Công giáo vào lúc này, đó là kết quả của lòng giả dối mà tăng lữ của giáo hội đã gây nên từ bao lâu, và do việc lập mưu kế trong hàng ngũ giáo sĩ nhằm củng số thế lực trần gian. Việc chia sẻ nhân quả nhóm xẩy ra cho bất cứ ai khi gia nhập một tổ chức, khi tiến hóa xa hơn, họ gánh thêm karma của thế giới. Vậy các giai đoạn của karma như sau:
– Karma nhóm người sơ khai,
– Karma cá nhân  của linh hồn bắt đầu phát triển ngã thức,
– Karma của người tiến xa, làm việc theo nhóm có ý thức
– Karma thế giới do các đấng trongThiên Đoàn gánh vác
phải thêm vào ý về karma thông thường.
Nhân tiện, nguyên tắc chung là karma ai nấy trả, và không có việc trả giùm, hay ‘hối lộ’ thần thánh qua hình thức cúng quảy, cúng sao giải hạn để được giảm bớt karma, nhưng cũng có ngoại lệ. Trong bốn giai đoạn trên, ở cái thứ tư nó cho thấy rõ là các đấng cao cả có thể nhận một số nhân quả của thế giới vốn không phải của riêng các ngài, cũng như trong chuyện VTS có ghi một số linh hồn tiến xa đang thu hút vào mình nhữngvật chất độc để chuyển hóa chúng, làm cho thế giới được tươi sáng hơn. Chẳng những vậy, tùy thuộc vào động cơ mà các bậc Thầy còn được phép mang vào người một phần nhân quả của đệ tử, như đã được Yogananda ghi trong cuốn tự thuật của ông (Autobiography of a Yogi ). Quyển Hidden Voyage của Andrew Harvey, 1991 cũng trình bầy ý này rất thi vị mà chính xác.
Đã nói như vậy thì ta cũng phải nói thêm, là đức Jesus không chết trên thánh giá để chuộc tội cho nhân loại. Đó là nhân quả riêng của ngài, và ngài chọn phương thức ấy để quân bằng, sách vở gọi là ‘nhồi quả’, còn thì mỗi chúng ta phải tự cứu rỗi, giải thoát lấy mình bằng cách biểu lộ phần thiêng liêng (Phật tánh), mà không thể trông chờ một ai chịu tội thế cho mình.
● Karma loài vật
Karma chỉ có khi con người đạt ngã thức và do vậy có trách nhiệm; khi chưa nẩy nở ngã thức thì không có trách nhiệm. Thế nên thú vật không có trách nhiệm, chúng có thể bị đau đớn ở cõi trần trong thể xác, nhưng ở các cõi thanh loài vật không tạo karma. Chúng không có ký ức lẫn óc tiên liệu, chúng thiếu khả năng liên kết và bởi chưa có cái trí, không chịu luật karma chi phối, ngoại trừ khi có sự liên hệ đến thể xác. Lý do loài vật chịu đau khổ và bị dùng để thí nghiệm, nằm trong lúc khởi đầu của địa cầu, khi con người về mặt thực tế không  hơn loài vật bao nhiêu, và đã bị thú dữ tàn sát gần như tuyệt chủng trong một thời gian dài; xin đọc phần chi tiết trong bộ The Secret Doctrine - H.P. Blavatsky.

Ngoài cách xếp loại trên, còn có lối phân chia sau:
– Tổng quả, tất cả karma từ thuở ban đầu cho tới nay của một người.
– Karma hiện kiếp, là một phần của tổng quả và được chỉ định sẵn cho kiếp này
– Karma đang tạo, xẩy ra do thân, khẩu, ý trong kiếp hiện tại.

II. Liên Hệ giữa Những Karma
Xáo trộn ở những mức độ cao ảnh hưởng tới karma cá nhân, và đảo lộn hẳn vận mạng hay karma của một người. Con người bị chìm đắm vào vận mạng quốc gia, sắc dân, và cuộc đời nhỏ bé của họ  gần như bị xốc nẩy hoàn toàn và đôi khi bị thay đổi hẳn.

Mặt khác đa số con người chưa suy nghĩ cặn kẽ, hay có thể không suy nghĩ, do đó  sinh ra nguyên nhân để mang lại quả. Khối đông người trên thế giới  vẫn còn sống theo bản năng, ‘ai sao tôi vậy’, ít khi có tư tưởng độc lập, tự mình phát động và chịu trách nhiệm. Vậy với câu hỏi là phải chăng là khuynh hướng, hành động trong kiếp này ấn định tương lai người đó, và nguyên nhân kiếp này sinh ra hậu quả kiếp sau, ta có thể nói khi tình cảm trong đời sống con người chiếm ưu thắng và định hướng của họ là về cõi trần, không phải

một kiếp sống riêng biệt tạo nên hoàn cảnh và cơ hội cho lần tái sinh kế, mà những cuộc đời của một nhóm người tác động cùng lúc với nhau, ấn định tương lai theo một đường lối nào đó.
Điểm ấy hằng đúng cho những ai ở mức phát triển tâm thức trung bình, họ bị ảnh hưởng dư luận, bị uốn nắn mà không suy nghĩ. Do tập tục và ý kiến chung, mê mải hết lòng với tư lợi và không làm chủ tình trạng mà bị dòng tiến hóa cuốn theo. Chính cái hoạt động nhóm - bị quản trị bởi làn rung động của hình thể cõi trần và tình cảm- sinh ra đặc tính và khuynh hướng tạo nên hoàn cảnh và môi trường chung quanh.
Đó là bí mật của nhân quả quốc gia, giống dân và điều kiện bao vây con người. Tâm tình của người trung bình chìm lẫn trong ái nhóm ấy mà muốn thoát ra, họ phải dùng trí mình, bản năng phải nhường chỗ cho trí tuệ. Các nhóm của họ trở nên nhỏ hơn, và nhỏ dần cho tới khi mỗi đơn vị lần lượt từng cái một đạt sự thức tỉnh hoàn toàn của cái tôi, và bắt đầu sinh hoạt như là linh hồn độc lập.
Khi đó chẳng những họ là kẻ có khả năng đứng vững, biết suy nghĩ rõ ràng có viễn kiến trong sáng, mà còn tỏ ra nắm vững nghệ thuật sáng tạo, biết dùng tư tưởng tạo hình. Kiếp này rồi kiếp kia họ phát triển phàm nhân, sử dụng nó, trở nên toàn mãn về cả tình cảm lẫn trí tuệ do khả năng cao, và rồi bắt đầu tìm thấy cái nhóm tinh thần của mình thay cho cái nhóm hình thể. Thành ra họ lại có tâm thức nhóm, sống trong nhóm nhưng lần này cái khác biệt là có ý thức trọn vẹn và làm chủ. Trong nhóm ầy họ sẽ gặp lại người đã sinh hoạt với mình, lúc còn là một phần nhỏ bé trong cái khối đa tạp trước kia, tức họ làm việc thân cận với ai đã từng gần gũi và nối kết với họ trong chu kỳ sống rộng lớn. Đây chính là ý niệm nhóm đề cập với Chloris trong chương Hy Lạp chuyện VTS.
Qua phần tai nạn, nó thường là kết quả của sự bùng nổ của lực, và sự bùng nổ ấy sinh ra do lòng thù hận, ý tưởng không lành cùng lời chỉ trích của ai bị liên hệ trong tai nạn. Nó cũng có thể sinh ra do nhóm, do oán ghét, ganh tị, óc báo thù, quay trở lại trên nhóm.
Về mặt rộng lớn, tình hình thế giới hiện nay sinh ra không phải bởi tham vọng của một người hay một giống dân, hay bởi khuynh hướngvật chất, lòng hiếu chiến, kiêu ngạo của chỉ riêng một quốc gia nào. Nó cũng không phải là kết quả của kinh tế suy thoái hiện có. Nó được sinh ra hoàn toàn do lòng hận thù đang gặp khắp nơi trên thế giới, ý ghét bỏ người khác hay nòi giống khác, ghét ai có thế lực quyền uy, hay có óc kỳ thị tôn giáo. Về mặt căn bản, karma được sinh ra do thái độ chia rẽ của mọi người và mọi giống dân trong bao thế kỷ, do chỉ yêu thương chính mình, do người thuộc đủ các nước, những ai quy trách nhiệm về hoàn cảnh hiện tại cho bất cứ ai khác ngoài mình.

III. Karma Tư Tưởng
Như trên ta thấy, không phải chỉ hành động cụ thể mới mang lại karma, mà tư tưởng và tình cảm cũng tạo nên karma. Cách hoạt độngcủa tư tưởng và tình cảm là như sau:
– Mọi tình cảm, ước muốn và ý nghĩ đều sinh ra hình tư tưởng. Trong trường hợp hiếm có nó sinh ra do sự tỏ ngộ và có kèm đôi chút trựcgiác, nhưng với đa số, động lực chính làm người ta suy nghĩ là cảm xúc hay ước muốn nồng nàn, hoặc tốt hoặc xấu, ích kỷ hay xả kỷ.
– Tư tưởng  khi được tạo sẽ hoặc ở trong hào quang con người, hoặc sẽ tìm đường vào đối tượng. Nếu ở lại, nó trở thành một phần của bức tường dầy, những hình tư tưởng như thế bao kín hoàn toàn chủ nhân, tạo nên hào quang thể trí và ngày càng mạnh nếu người bạn lưu tâm đến ý, cho đến khi tư tưởng nẩy nở quá lớn, che khuất thực tế, hay khi nó đầy sinh lực mạnh tới nỗi họ trở thành nạn nhân của chính ý tưởng mình. Tư tưởng  là vật rất thực và sống động, mỗi lần nghĩ trở lại một ý tưởng đã có là ta thêm sinh lực vào hình khiến nó mạnh hơn trước. Mãi hình có sức mạnh trội hơn người đã sinh ra nó, làm cho họ bị ám ảnh bởi chính tư tưởng của mình,và bị lôi cuốn bởi cái họ đã tạo ra.
Còn khi tư tưởng phát ra ngoải, nó có thể bay đến thể trí của một người khác hay một nhóm khác. Nếu sử dụng với ác ý, nó thành hạt giống cho tà thuật và là hình thức áp đặt cái trí mạnh lên cái trí yếu, còn với ý lành nó có thể sinh ra nhiều việc đẹp đẽ, hoặc mang lại sự bình an tươi vui, hoặc cả chữa bệnh. Khi bay đến một nhóm và nếu có hình tương tự nằm sẵn trong hào quang nhóm này, cái cùng mức rung động hay đặc tính, nó sẽ hòa hợp với cái phóng vào thành to lớn hơn; chuyện cũng xẩy ra y vậy cho một cá nhân. Cái nhóm sẽ bị bức tường dầy bằng hình tư tưởng bao quanh, cô lập nó không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hay nhóm sẽ bị mê hoặc bởi một ý tưởng nào đó. Điều ấy cho ta mấu chốt của tinh thần đảng phái, lòng cuồng tin điên rồ trong nhóm cũng như ở người. Cá nhân hay đoàn thể bị nhốt trong thành kiến dầy, không thấy đượ cnhững ý tưởng khác và cho rằng chỉ cái họ thấy là đúng, là con đường chân chính, và tôn giáo họ là tổ chức duy nhất có chân lý.
Điểm chúng ta lưu tâm nhiều là người sinh ra tư tưởng đầu tiên phải chịu trách nhiệm về con đẻ của mình. Cái hình vẫn dính liền với anh, và do đó anh có trách nhiệm về những kết quả mà hình gây ra, và có bổn phận phải làm nó tan rã. Chuyện ứng dụng cho mọi loại tư tưởng xấu lẫn tốt. Thí dụ Chân Sư Jesus phải giải quyết những hình tư tưởng của Thiên Chúa giáo mà tín đồ đã tạo nên trong hai ngàn năm qua, cũng như đức Chúa và đức Phật còn nhiều việcphải thu xếp về tôn giáo hai ngài đã lập.
Vài đặc tính khác của karmatư tưởng nên được biết tới.
● Hình tư tưởng mạnh mẽ có thể tác động như vật phóng boomerang của thổ dân Úc, khi tung ra nó sẽ quay về người phóng không sai chạy, và trở lại với vận tốc gia tăng. Lòng căm hờn sôi sục có thể bay ngược về kẻ phát ra nó, kèm theo năng lực của người bị ghét và gây nên tai họa. Thế nên tốt hơn đừng ghét bỏ, vì lòng thù ghét quay trở về chỗ phát xuất mười lần như một.
● Chuyện không tránh được cho mọi ham muốn thiết tha được sở hữu vật gì, là cuối cùng ta được như ước nguyện, có vật đã khao khát. Mà trong đa số trường hợp, lời ước được thỏa mãn vào lúc con người không còn thèm khát vật đó nữa, mà nay lại xem nó như là chướng ngại cho sự phát triển của mình, hay có khi họ nhận được nhiều hơn mức cần dùng, và không biết phải làm gì với cái nắm trong tay.
● Hình tư tưởng cũng có thể xử sự như là tác nhân đầu độc, làm hư đời người. Có thể nó không đủ sức mạnh để thoát khỏi hào quang của người tạo ra nó, và đi tới mục tiêu là hào quang người khác, nhận sinh lực củangười sau và quay trở về như đã nói, nhưng nó có thểcó sinh lực riêng của mình và tàn phá đời người. Lòng thù ghét cay độc, nỗi lo lắng gậm nhấm, ghen tị, ưu tư thường xuyên và mơ ước điều gì hay mơ tưởng ai, tác động như là độc chất, làm cho cả đời bị hư hoại, không làm đượcviệc gì hữu ích. Trọn cuộc đời người ấy hóa cay đắng, họ mất sinh lực do lòng buồn rầu, căm tức hay bồn chồn. Mối tương quan với người khác hóa vô ích hay có hại, vì một người lo lắng quá độ, đa nghi, làm hư bầu không khí trong nhà hay nhóm của mình.
Nhìn kỹ, karma còn là một điều gì rộng hơn nhân và quả trong cuộc tiến hóa con người. Ta bị chi phối bởi:
– Nhân phát sinh từ nhóm linh hồn mà ta thuộc về.
– Các nhóm ấy lại là một thành phần của Hành Tinh Thượng Đế,
– Và lại thuộc về Thái Dương Thượng Đế, rồi những nhóm cao hơn nữa. Bởi dù là Thượng Đế, các ngài cũng đang tiến hóa và có nhân quả riêng của các ngài.
Màng lưới ấy cho thấy mỗi hạt nguyên tử trong con người bị chi phối bởi nhiều lực bên ngoài tâm thức của mình, lôi cuốn ta và người khác vào hoàn cảnh không có lối thoát và không hiểu được với ta. Những cảnh ngộ ấy nằm ngoài sự kiểm soát của con người, chỉ sự bất lực của ta với thí dụ là hai thế chiến. Dầu vậy, trong một giới hạn nào đó, con người thật sự làm chủ được vận mạng của mình, có thể khởi xướng hành động sinh ra kết quả mà anh biết được là do chính sinh hoạt của mình, theo một đường hướng nào đó. Ta hành xử ở mức độ nhỏ y như Thượng Đế đã hành xử trong vũ trụ rộng lớn, là người đặt để số phận cho mình, là nhà đạo diễn vở kịch đời của chính ta, xây dựng tương lai cho mình. Ta có thể là điểm tụ hội của những lực nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, nhưng vẫn có thể sử dụng luật, môi trường và hoàn cảnh,dùng ý chí uốn nắn chúng để đạt ý mình.

C. Cơ Chế
Phần karma phải trang trải ở mỗi kiếp thường được ấn định khi linh hồn chuẩn bị tái sinh. Linh hồn hội ý cùng những vị thần nhân quả về số karma phải thanh toán, nói khác đi linh hồn ý thức trên cõi của mình về điều gì sẽ gặp, phải làm, bài học phải thấu triệt trong kiếp sắp tới, và theo đó các thể được tạo, hoàn cảnh, cha mẹ, người phối ngẫu, nơi chốn tái sinh được chọn lựa.
Phân tích ra,
● Con người đủ sức giải quyết khi nhân quả trở lại, tức số lượng karma phải gặp trong một kiếp thường không quá sức. Biết điều ấy cho ta hy vọng lúc gặp khó khăn, bởi luôn luôn có cách trang trải nếu ta tìm và thật lòng muốn hóa giải nhân quả. Con người thường rùng mình e sợ khi thấy phải hy sinh nhiều để giải quyết, và do đó bỏ lỡ cơ hội, bởi cái gì chưa được giàn xếp thỏa đáng sẽ không hề mất đi mà còn đó, và đối đầu mãi với con người cho đến khi được tiêu trừ trọn vẹn.
● Karma thường trở lại với cùng tác nhân như chuyện của Niedhart, chương Đức VTS. Ý này cũng được nhắc trong kinh Tân ước: ‘Kẻ nào sử dụng gươm giáo sẽ chết vì gươm giáo’. Tuy vậy, không nhất thiết là hai đương sự có liên hệ sẽ gặp nhau trở lại, điều gì A làm cho B không hẳn là chính B sẽ làm cho A vào kiếp sau. Kinh tế khủng hoảng, hay những biến cố làm khánh kiệt nhiều người, trong một số trường hợp bắt nguồn từ việc đầu cơ trục lợi trong chiến tranh, hay hoạt động thương mại bất chính. Việc A sẽ nhận lại quả từ chính tay B hay qua một trung gian khác, chuyện đó không quan hệ, điều thiết yếu là karma được quân bình.
● Thông thường trong những mối liên hệ, nếu đó là nhân quả thì ta có liên hệ gia đình mang tính cách lâu dài như chuyện VTS trình bầy. Mối liên hệ giữa Elizabeth và Charles đã thành liên hệ huyết thống trong kiếp ở thể kỷ 20.
● Khi đi chinh phục miền đất xa lạ, người da trắng đã tạo nên dây nhân quả với thổ dân vùng đất ấy. Một số người ngay sau đó tái sinh ở tây phương, và mức trí tuệ của họ thường là rất thấp. Nó giải thích phần nào tệ trạng ma túy, tình dục, tội phạm trong xã hội các nước tiến bộ ngày nay.
●Về những chứng nan y kéo dài, điều đáng chú ý là karma đó thường liên can đến cha mẹ, hay ai phải săn sóc bệnh nhân, hơn là của chính người bệnh.
●Nhiều gia tộc có một số tính chất riêng hay bệnh di truyền, và linh hồn nắm cơ hội tái sinh vào dòng họ, mang thể xác hay bệnh ấy nhằm quân bình karma.
Karma còn cho cái nhìn mới về thể xác, ta chọn một thể xác để thực hiện việc phải làm cùng lúc điều chỉnh karma trong kiếp đó. Người ta hay quên, hay không hiểu đúng mức rằng thể xác là phương tiện rõ rệt nhất - và đôi khi cái duy nhất - để biểu hiện dưới trần mối tương quan do nhân quả mang lại, giữa mình và người mà họ có sợi dây liên hệ phải được giải quyết.
Mặt khác thể xác còn dạy bài học về giới hạn rất hiệu quả. Thường thường bài học tới mức sâu sắc nhất khi trong một kiếp trí não hoạt động trọn vẹn ở nội tâm, mà cùng lúc chịu sự bó buộc của thể chất.
Khuynh hướng y khoa hiện giờ cho là mầm tật ở trẻ sơ sinh nằm sẵn trong môi trường, được mang lại trong lúc thai tăng trưởng, hay do di truyền với cha hoặc mẹ truyền mầm bệnh sang con và thai nhi hoàn toàn bất lực, bị đặt để trong hoàn cảnh mà nó không có chút ảnh hưởng nào. Nhưng thực ra không phải vậy. Ta đã thấy linh hồn tái sinh một cách hữu ý và sáng suốt, chọn lựa bố mẹ để họ đóng góp vào thể xác nó dùng trong kiếp sắp tới. Thể sinh lực vì vậy được cấu tạo sao cho con người dễ cảm nhận một chứng bệnh, loại truyền nhiễm riêng, và thể xác được cấu tạo theo đường lối hầu có thể tiếp nhận dễ dàng thể sinh lực. Linh hồn tạo một thể chất, còn ba mẹ đã được chọn lại góp vào đó một khuynh hướng rõ rệt, con người vì vậy không thể cưỡng lại một số bệnh đã định, và tính dễ cảm thụ này là do karma đặt để, biểu lộ qua thể sinh lực. Cần nhắc lại là thể xác thụ động, tự động đáp ứng lại nhữn gnăng lực tuôn tràn qua thể sinh lực.
Con người lại có thể can thiệp vào karma và thí dụ rõ ràng là nhờ phương tiện tối tân của y khoa, ta có thể kéo dài sự sống hay duy trì sự sống trong thân xác, cả ở tuổi già và trẻ sơ sinh, trong khi lẽ ra sự sống bên trong ấy phải được phóng thích. Chữ ‘hình thể, thân xác’ được dùng với ý phân biệt rõ ràng giữa linh hồn và vận cụ nó sử dụng ở cõi trần. Việc duy trì ấy không nhằm mục đích có lợi nào, lại gây ra lắm đau đớn và khổ não cho những thân xác mà nếu để bình thường, sẽ bị thiên nhiên loại bỏ và tàn lụi đi.
Do việc đặt quá nặng giá trị vào thân xác, quá ràng buộc vào nó và thêm lòng sợ chết, con người đã ngăn chặn tiến trình của thiên nhiên, cầm giữ sự sống đang vùng vẫy tìm cách thoát ở những trường hợp ấy. Sự sống bị nhốt trong thân xác không còn thích hợp cho mục đích của linh hồn. Xin chớ hiểu lầm là nhận xét này ngụ ý tán thành việc tự tử, nó chỉ muốn nói karma có thể bị can thiệp và ngăn trở, khi hình thể đáng lẽ phải bỏ lại được duy trì nguyên vẹn, bởi hình thể ấy không được dùng vào mục đích có lợi nào. Trong đa số trường hợp sự duy trì ấy là do cưỡng bách của nhóm mà bệnh nhân thuộc về, còn thì không phải từ chính đương sự. Thường khi đó người già đau ốm liệt giường, hôn mê, người mà ngũ quan và tri thức đã suy, hay trẻ sơ sinh bất toàn. Đó là những trường hợp cho thấy karma bị can thiệp và làm đảo lộn.

D. Cách Quân Bình
Ý đầu tiên cần nói là khi karma trở lại, nguyên tắc bất biến là không ai được phép can thiệp vào karma người khác, cũng như không thể trốn tránh hậu quả. Câu hỏi thường được nêu có liên can đến vấn đề này là theo đó, ta nên cứu ai sắp chết đuối      hay nên bố thí cho người hành khất chăng. Lý luận cho rằng nếu dó là karma của họ thì cứu sống hay bố thí là điều sai lầm, nhưng ở trình độ của chúng ta, có lẽ phải rất cẩn thận khi xác quyết karma người khác, trong đa số trường hợp ta không rõ và tốt hơn là đừng phán xét gì. Điều thúc đẩy con người hành động nên là lòng nhân thay vì óc lý luận chưa vẹn toàn, bởi ta chưa có đủ yếu tố và cũng chưa đủ tình thương để hiểu trọn; vậy đứng trước hai cảnh ấy và những chuyện khó khăn khác, chúng ta nên hành động theo lòng nhân và để kết quả tự nó lo liệu không cần bận tâm, hầu tránh lỗi lầm là đã phán xét sai. Lại nữa, kinh Tân ước ghi ‘Khi ta cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống, sưởi ấm kẻ lạnh, ấy là ta đang làm mọi chuyện cho Thượng Đế’, vì ngài ngự trong tất cả mọi người cũng như trong chính ta. Điều gì ta làm cho người anh em hèn mọn nhất là ta làm cho chính Thượng Đế. Ý khác nói rằng lý do ta hiện diện ở một nơi vào thời điểm nào đó là để trợ giúp, mà không phải để phán xét.
Đoạn trước ta ghi lòng thù ghét, lời chỉ trích là điều sinh ra tai nạn. Để giải quyết, óc suy nghĩ rõ ràng, lượng xét đúng đắn các nguyên nhân và một tình thương ban rải cho tất cả mọi người,là những thái độ đề nghị nên được vun trồng. Khi không có thái độ ấy, luôn luôn có sự nguy hiểm của việc bị cuốn hút vào xoáy hận thù, chia rẽ, phân cách mình với xoáy tình thương. Trong trường hợp nghe những ý, những lời như vậy, phải làm sao để tránh ?
Có hai chuyện phải làm.
– Ngăn chặn tư tưởng bằng làn sóng tình thương, làm nó ào ạt dâng lên bao trùm tư tưởng xấu và gửi trả về người đã phát sinh. Tình thương mạnh mẽ xoáy lốc như vậy có thể làm tiêu tán hình tư tưởng, và thường chắc chắn là nó quay trở về một cách vô hại.
– Rút sinh lực của nó bằng tình thương, đập vỡ tan nó bằng sức mạnh của một hình tư tưởng khác về sự bình an và hòa hợp.
Nếu quả thật đã có chuyện không hay xẩy ra, sự thực ấy không thể bị rút sinh lực hay làm tiêu tan, mà phải dùng cách hấp thu. Ta đem vào lòng hình tư tưởng đã gặp và chuyển hóa nó bằng tình thương, về mặt thực tế cách làm như sau:
– Không thêm vào chuyện.
– Không chuyền miệng sang người khác, làm như vậy tư tưởng đi vào một ngõ cụt không đường ra.

– Tạo nên dòng tư tưởng thương yêu nghịch chiều gửi đến người có lỗi. Không nên dùng lực vì ai có sức mạnh tư tưởng không được phép ảnh hưởng tư tưởngngười khác vô cớ, mà hãy gửi đi dưới dạng một làn thương yêu sáng suốt, cố tình chuyển hóa, khuyến khích áp dụng khôn ngoan bài học rút ra từ việc đã làm, tăng can đảm và gợi hứng.
Tư tưởng trongviệc tạo karma rất quan trọng nên ta cần nói thêm, vì càng ngày ta càng sử dụng tư tưởng sắc bén hơn, cũng như thế giới tư tưởng bao quanh ta ngày càng dầy. Một bức hình hay một cặp ba bức tượng rất quen thuộc với đề tài tư tưởng là ba con khỉ với những tư thế riêng biệt, con bịt mắt, con bịt tai, con bịt miệng. Mỗi khuynh hướng sẽ giải thích hành động ấy theo cách riêng, nó có thể là sự hướng vào nội tâm, trụ vào đề tài suy gẫm mà không để cảnh náo động của thế giới lung lạc; nó cũng có thể nói là không quan tâm đến những gì xẩy ra mà cứ đi con đường của mình. Nhưng trong cuộc sống, chẳng những quan tâm đến tư tưởng của mình là chuyện phải làm mà ta còn nên để ý về tư tưởng đến với mình, bởi ta có hóa giải và do đó làm bầu không khí được trong sáng, cũng như không bỏ quên cuộc đời chỉ để bận tâm đến chuyện của mình.
Một cách thực tập về kiểm soát tư tưởng nhằm:
● Tạo hình đúng đắn
● Vừa giữ cho óc sáng suốt đi theo con đường tinh thần, vừa không tách biệt với linh hồn người khác sẽ gồm những bước căn bản sau:
– Thứ nhất và quan trọng hơn hết là tập thường xuyên tánh Vô Hại (Harmlessness), gồm vô hại trong cả thân, khẩu, ý. Đó là tánh vô hại tích cực, đòi hỏi hoạt động luôn luôn và cảnh giác, mà không phải là lòng khoan dung thụ động, sao cũng được.
– Thứ hai, canh giữ tư tưởng hằng ngày và kiểm soát đời sống tư tưởng. Vài đường hướng suy nghĩ không được phép có, vài thói quen đã lâu cần được thay thế bằng cách dùng tư tưởng xây dựng, sáng tạo, thành kiến loại bỏ để tư tưởng khác được tiếp nhận và chân trời mới lộ ra.
Muốn làm vậy phải cảnh giác từng giờ, từng ngày, nhưng chỉ khổ công lúc ban đầu cho tới khi thói quen cũ xóa mất và cái nhịp mới lập quen. Tới lúc đó người ta sẽ khám phá lá trí não bận việc với ý tưởng tinh thần mới, đến mức hình tư tưởng cũ không còn gợi chú ý nữa, chúng tàn lụi vì mất sinh lực. Thường ba năm đầu tiên khó nhất, sau đó tư tưởng chú tâm hơn về ý niệm thay vì hình tư tưởng. Hai bước đầu này không gì khác hơn là phần thực hành Chánh Niệm- Mindfulness trong Bát Chánh Đạo.
– Thứ ba, từ chối sống trong cõi tư tưởng của riêng mình mà đi vào bầu tư tưởng và dòng suy tư của thế giới. Thế giới ý niệm là thế giới của linh hồn, của thượng trí, còn dòng tư tưởng và ý kiến là của tâm lý quần chúng và của hạ trí. Ta phải hoạt độngtrong cả hai cảnh giới:
i. Tham thiền hằng ngày đều đặn thuộc phạm vi thứ nhất
ii. Đọc nhiều, quan tâm về thời cuộc đưa tới việc thứ  hai.
Mỗi karma thuộc bản chất xấu đều đượcgiải quyết bằng cách đưa ra một ý ưng thuận, nhìn nhận cái quả trở lại thay vì chống báng, và hợp tác với luật, thành thật nhận trách nhiệm và khéo léo điều chỉnhhoạt động để mang lại sự tốt lành.
Nói chung là vậy, nhưng ta phân biệt:
– Khi gặp karma xấu, mục tiêu nhắm tới là giải quyết thỏa đáng để chấm dứt hẳn mối liên hệ. Nếu chọn con đường đó giai đoạn quyết định và điều chỉnh là khó khăn, nhưng việc lạ lùng là khi trong lòng đã chọn thái độ hợp tác với luật dù chưa hiểu trọn và còn hoang mang, cuộc sống, biến cố, hoàn cảnh, sự việc sẽ tự thu xếp và hóa giải lấy, trong lúc ta bình tâm hành động theo sự hướng dẫn của linh hồn. Vì vậy, chuyện rất có ích cho Chân nhân khi phàm nhân nhìn nhận với đầy đủ ý thức việc karma trở lại, và quyết tâm theo đuổi chuyện hóa giải trọn vẹn kết quả của liên hệ xưa, mang lại chung cuộc hoàn toàn. Thường thường đó là karma ngắn hạn.
– Trong trường hợp khác, karma dài hạn cho thấy con người nhận ra linh hồn bạn xưa, và mối liên hệ được tiếp tục không bao giờ bị cắt đứt.
Chúng ta có nói khi gieo nhân nó luôn luôn mang lại quả và con người bắt buộc phải gặp lại, bị lôi cuốn vào vòng luân hồi để nhận quả ấy. Vậy cơ chế của karma với các thánh nhân không còn tái sinh, tuy lúc sinh thời đã thực hiện vô số điều lành là gì ? Không phải luật cũng sẽ mang họ trở lại cõi trần sao, để nhận quả tốt ?
Mọi hành động phát sinh đều do ý tưởng và quả trở về chỗ phát ra ý tưởng đó. Nói khác đi, hành động có một cái nhân, một cái tâm, cái tôi thu hút quả mai sau, nhưng nếu làm mà không có tâm ấy thì thoát được quả. Bậc hiểu biết đã xử sự hoàn toàn xả kỷ và do đó không tạo cái tâm cho karma trở lại, không bị lôi cuốn phải nhận quả. Hành động ấy đi với ý ‘Mọi sự tốt lành đều do Thượng Đế mà ra’, hay ‘Chỉ Thượng Đế mới là sự tốt lành’.
Phần này có thể được kết với cái nhìn về karma trên qui mô rộng lớn và cách giải quyết vấn đề ở tầm mức quốc tế, đó là vấn đề người Do Thái, sự cách biệt của họ và việc họ bị bách hại đã lâu ở nhiều nơi trên thế giới

Nguồn gốc
Giồng như con người có nhiều kiếp, thái dương hệ của chúng ta có nhiều lần biểu lộ, hiện tại là kiếp thứ hai, còn kiếp thứ nhất đã xẩy ra quá lâu tới nỗi nó thành vô nghĩa với con người. Trong lần biểu hiện II này, sẽ có một số linh hồn phát triển theo kịp đà tiến hóa và sẽ tiếp tục đi qua hệ tiến hóa mới, mà cũng có một số khác không theo kịp phải tạm tách ra ngoài dòng (hiện tượng nhân loại phải chia hai được ý thức và nói đến trong niềm tin ‘Hội Long Hoa’), ngơi nghỉ chờ cơ hội thuận tiện để tiếp tục, không khác mấy việc cuối năm lên lớp hay học lại ở trường. Vậy thì sự việc cũng đã xẩy ra ở kiếp I của thái dương hệ, một số linh hồn đi chậm phải ngừng bước, chờ kiếp II của thái dương hệ để tiếp tục. Đó là giống dân Do Thái, tuy họ chậm bước ở thái dương hệ I nhưng khi sang II, so với nhân loại ở đây họ lại tiến trội vượt bậc, một hiện tượng không cần chứng minh với nhiều bằng cớ hiển hiện trong xã hội.
Vấn đề
Ngoài óc thông minh lạ lùng, nậy cảm sâu xa với nghệ thuật, người Do Thái còn được phân biệt do tính khăng khăng giữ lấy sự tinh tuyền của nòi giống, không chịu hòa với dân tộc khác mà chọn cho mình một thái độ cô lập, tách biệt so với mọi giống dân khác. Hơn nữa họ lại cho nòi giống của mình là tinh sạch thuần chủng nhất, là chủng tộc được Thượng Đế “chọn”. Lý do của niềm tin trên là vào lúc mới có nhân loại trên thế giới, giống dân Do Thái là nhân loại đầu tiên và về sau khi càng lúc càng đông người hơn, những giống dân sau không tiến hóa bằng nên dân Do Thái không muốn hòa lẫn (hôn nhân dị chủng), sợ không còn thuần chủng. Việc quyết tâm giữ nét thuần chủng đã chi phối và kéo dài luật hôn phối, phép dinh dưỡng của dân tộc họ, những chuyện đáng lẽ phải bỏ từ cả ngàn năm trước. Người Do Thái hiện giờ không còn ý thức nhưng chính các điều này đã làm những dân tộc khác ghét bỏ họ, và óc phân cách, thù hận có cơ hội tác động, khuấy phá mang lại khó khăn cho thế giới, và làm sự chia rẽ trên thế giới thành trầm trọng.
Tính thuần chủng là điều cần thiết lúc ban đầu, tựa như bốn giai cấp căn bản của người Ấn, nhưng đã kéo dài quá giai đoạn ấy, nay hóa lỗi thời và trở thành tội lỗi. Việc cho mình là giống dân được “chọn”. và việc ghét “dân ngoại”, tách biệt với người sau khiến cho các giống dân khác đã dùng cùng luật đó với người Do Thái, bắt họ phải ở riêng những khu dành cho họ (ghetto) từ xưa đến thế chiến II. Ngày nay tại một số ít quốc gia, người Do Thái vẫn còn bị kỳ thị và cấm không được làm một số điều hay nghề như tại Yemen, Ethiopia (không được cỡi ngựa, lừa vì như thế cao hơn dân bản xứ; không được đeo dao ngắn như tất cả mọi đàn ông Yemen). Theo luật trời, phản ứng của người khác đối với ta chỉ là cái gì sẵn có trong ta và luật chi phối con người, sắc dân, quốc gia không sai chạy.
Người Do Thái bị ngược đãi ở nhiều nơi là bới quá khứ hung hăng, tàn bạo, ưa giết chóc, gây hấn như đã ghi trong Cựu ước; họ tàn phá Ai Cập, chiếm vùng đất Palestine và không tha bất cứ ai sống ở đó; hành vi ấy tương tự chuyện xẩy ra ở Đức sau này.

Cách giải quyết
Cũng giống như con người, dân Do Thái cần thằng thắn đối diện với vấn đề tại sao nhiều nước ghét bỏ họ. Chuyện đã kéo dài bao thế kỷ vậy phải có lý do khi thái độ khắp nơi giống nhau. Họ phản ứng bằng cách cho mình là nạn nhân của lịch sử, than vãn về thân phận và kêu gọi thế giới chữa lại những bất công đã gây ra cho họ. Tuy nhiên vấn đề không đượcgiải quyết thỏa đáng khi họ chưa đối diện tới tình thế, và nhìn nhận rằng phải có điều gì trong bản chất giống dân mình đã gây ra số phần không may của họ.
Nói như vậy không có nghĩa cách đối xử tàn tệ mà Đức, Ba Lan, Nga v.v. đã dành cho dân Do Thái trong quá khứ là đúng. Nhiều chuyện xẩy đến cho họ sinh từ quá khứ xa xăm, do thái độ phân cách mình với người khác, và không chịu đồng hóa,thế nhưng tác nhân mang lại karma ấy cũng đồng thời bị luật quản trị. Sự việc biến thành vòng luẩn quẩn; gây oán, trả oán không bao giờ dứt. Thế nên vấn đề Do Thái không thể được giải quyết bằng cách chia đôi đất Palestine, đỗ lỗi cho người khác được.
–  Về phía cộng đồng thế giới, các quốc gia phải nhìn nhận vấn đề, ngồi lại hợp tác để chấm dứt đường lối sai lầm ở cả hai phía.
– Về phía  người Do Thái, họ phải sẵn sàng tuân theo tập tục, văn hóa, điều kiện sống của quốc gia họ đã sinh ra và được giáo dục, và do đó có mối liên hệ. Họ làm được vậy khi từ bỏ lòng hãnh diện chủng tộc, hay ý nghĩ mình là dân được “chọn”, so với “dân ngoại”, khi bỏ qua những tín điều, lề thói đã lỗi thời gây biệt lập với cộng đồng chung (phép dinh dưỡng, luật ngày Sabath…)
– Sau chót, họ phải nhìn nhận rằng mình là một với nhân loại, là người Anh ở Anh, người Pháp ở Pháp, nhận thức phải có thật sâu trong tâm khảm thay vì ở đâu cũng thấy mình là người Do Thái, mà không phải là công dân nước họ đã sinh ra. Vấn đề được giải quyết một phần khi có hôn nhân ngoại chủng giữa người Do Thái và người nước khác.
Karma tệ hại hiện giờ nhằm chấm dứt sự cô lập của họ, từ bỏ khuynh hướng ký sinh trong quốc gia mà họ cư ngụ, và nhắm đến sự thể hiện tình thương bao trùm, thay cho lòng đau khổ vì óc chia rẽ.

Ứng Dụng
Nhiều ý có thể rút ra từ luật karma.
Con người sẽ cẩn thận hơn trong cách đối xử, nuôi dưỡng các thể và ta sẽ nhận lại những gì đã làm trên các thể xác, tình cảm và trí. Một thể xác mạnh khỏe hay đau yếu, bản tính vui vẻ hòa nhã hay ngược lại, trí mau lẹ hay chậm chạp, đều nằm trong tay ta. Điều này không khó hiểu theo chuyện VTS, nguyên tử các thể sẽ trở lại với ta mỗi lần tạo thể mới không sai chạy, có nghĩa ta không thể nhận được những nguyên tử khác với mức rung động của mình, hoặc cao hoặc thấp hơn, tốt hay xấu hơn, và đây là lý do con người không thể thoái hóa thành thú vật, bởi mức rung động của nguyên tử trong cơ thể loài vật khác với mức ở người, cho dù đó là người thấp kém thế mấy.
Cũng vậy, việc ghép mô thú vật cho người là đề tài đáng suy nghĩ, chích trích tinh - extract mô thú vật sang cho người được coi là thượng sách lúc này, nhưng mai sau nhìn lại ta sẽ ghê sợ, như ngày nay nhìn lại phép chữa bệnh thời Trung cổ. Mỗi thời đại hành xử theo mức hiểu biết cao nhất có được ở thời đó, nhưng phải sẵn sàng từ bỏ và nhìn ra hiểu biết mới khi nó được trình bầy. Chuyện cũng xẩy ra với chân lý. Có những chân lý mà hiện giờ ta coi trọng và quý chuộng, nhưng mai sau khoảng từ năm 2025 sẽ có nhiều chân lý mới được tỏ lộ, ta phải đủ sáng suốt và can đảm để thấy cái hiểu biết hiện thời chỉ là chân lý nhỏ trong một chân lý lớn hơn. Sự sống luôn tiến hóa thì việc tiết lộ chân lý cũng theo luật này.
Trở lại việc tạo các thể hợp với trình độ tiến hóa của mình, có hiểu biết lý thú là trong khi cơ thể đức Phật thuộc về giống dân của tương lai rất xa, cơ thể của Rahula - La Hầu La thuộc về người hiện đại. Tính di truyền không thểgiải thích thỏa đáng mà phải dùng karma ở đây.
Thấu hiểu luật cho ta thấy ý nghĩa của sự việc và từ ý nghĩa đi qua nguyên nhân:
Kết Quả → Ý Nghĩa → Nguyên Nhân
Đó là chỉa khóa của sự trưởng thành tâm thức của con người. Đa số người ngày nay sống trong thế giới  “quả” mà không ý thức rằng đó là kết quả ngày trước, một số nhỏ sống trong thế giới ý nghĩa, và số ít người tiến xa lại dần thức tỉnh với các nguyên nhân đã sinh ra chuyện ngày nay. Từ đây nói rộng ra, hiểu biết về karma dẫn tới ứng dụng thực tế nhất là con người không còn sợ chết. Bởi chết và tái sinh và phương tiện cho ta trang trải karma và tăng trưởng tâm linh, nên khi tới ngày giờ phải ra đi, cái chết sẽ được đón nhận bằng tâm hiểu biết và an nhiên. Cũng vì vậy, tìm hiểu về cái chết là bước tự nhiên sau khi đã nói về luân hồi và nhân quả. Mời bạn đọc sang bài Cửa Vào Đời Sống Mới, tìm trong Danh Mục trên trang web PST.

Sách tham khảo
The Key to Theosophy, H.P.Blavatsky
A Treatise on White Magic, A.A. Bailey
The Externalisation of the Hierachy, A. A. Bailey
– Esoteric Psychology, vol I, II. A. A. Bailey
Discipleship in the New Age, vol I, A.A. Bailey
A Treatise on Cosmic Fire, A.A. Bailey

Geese